Có nên đóng bỉm cho bé thường xuyên hay không ?

Tả bỉm là đồ dùng cần thiết và tiện dụng đối với nhiều bà Mẹ hiện đại ngày nay. Có rất nhiều Mẹ vẫn thường xuyên đóng bỉm cho bé, nhưng lại không hề bận tâm đến tác hại của nó. Vậy mặc bỉm như thế nào để an toàn cho con và tiện lợi cho Mẹ ?
  1. Mặc bỉm đúng cách cho bé
Trong thời tiết nóng ẩm của các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da rất dễ xâm nhập, đặc biệt là làn da còn mỏng manh của bé thì việc lựa chọn quần áo và cách mặc bỉm cho bé là điều quan trọng. Với các Mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn nhiều lóng ngóng và chưa thành thạo nên không thể tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Vì vậy, Mẹ nên ghi nhớ cách đóng tã đúng cho bé yêu nhé !
   + Đối với tã dán: Mẹ nên mở tã và dựng vách chống tràn lên trước khi cho bé mặc
  • Đặt bé nằm ngửa
  • Mẹ mở tã và dựng vách chống tràn lên
  • Giữ đầu gối cong, dạng chữ M, đặt tã dưới mông của bé sao cho cạp mặt trước của tã cách dạ dày bé khoảng một ngón tay.
  • Vuốt phẳng dải băng ở phần thắt lưng phía trước để đảm bảo miếng dán được giữ chặt.
  • Kiểm tra vách chống tràn đã được dựng thẳng đứng.
  + Đối với tã quần: Mẹ có thể mặc cho bé khi bé nằm hoặc đứng. Quy cách mặc giống như mặc quần. Tuy nhiên Mẹ cần căn chỉnh tư thế bỉm và kiểm tra vách chống tràn hai bên cho bé.
Lưu ý cho các Mẹ nè !
  • Dù mặc tã dán hay tã quần cho bé, mẹ cũng nên kiểm tra vách chống tràn để đảm bảo nước tiểu không bị trào ra ngoài.
  • Đối với bé trai, khi đóng bỉm Mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua các Mẹ cần lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở  phía trước.
  • Đối với bé gái, đặc điểm của các bé khi đi tiểu thường bị ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên Mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
  1. Mặc tã không đúng size.
Có nhiều Mẹ hay nghĩ rằng: cho con mặc tã bỉm rộng để con thoải mái, rồi có Mẹ lại nghĩ: mặc bỉm cho con cỡ nhỏ một chút, chặt hơn một chút để nước tiểu không bị trào ngược ra ngoài. Đó đều là những quan niệm sai lầm và không hề tốt cho sức khỏe của bé. Trên mỗi sản phẩm tã bỉm đều có ghi rõ thông số về size và mức cân nặng phù hợp. Mẹ có thể tham khảo để mua loại tã phù hợp với bé. Nếu bé của Mẹ có vòng đùi hoặc vòng bụng to, nhỏ hơn so với mức thông thường Mẹ có thể lựa chọn cỡ bỉm phù hợp.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt cần chọn bỉm đúng kích cỡ
Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt cần chọn bỉm đúng kích cỡ
  1. Những bệnh bé dễ mắc khi mặc bỉm quá lâu
  • Hăm, loét, viêm da.
Bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hâm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị “ ngâm” hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu dễ bị  lỡ loét.
Bé dễ bị hăm do mặc bỉm quá lâu
Đặc biệt vào mùa hè nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn, gây khó chịu, quấy khóc. Thời gian thay tã hợp lý cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 tiếng, bé lớn hơn là 4-6 tiếng.Trên lý thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong nhiều nhất là 4 tiếng và nếu bé ị thì cần phải thay ngay lập tức, tránh để bé cảm giác bức bối, khó chịu. Mẹ tuyệt đối không sử dụng lại tã đã dùng trước đó. Điều này hết sức nguy hiểm vì đây có thể là điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập, gây nhiều bệnh đáng tiếc về da cho bé
Đóng bỉm nhiều cho bé sẽ không đảm bảo vệ sinh

Đóng bỉm nhiều cho bé sẽ không đảm bảo vệ sinh
Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh gây nhễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở bé gái hơn là bé trai vì đường tiểu ở bé gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang thheo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Một số bé còn gặp tình trạng viêm kẽ bẹn do nấm candida nhưng không được diều trị dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo.
  • Không kiểm sát được việc đi vệ sinh
Việc lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho ba mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc là bị tè dầm khi lớn.
  • Suy thận
Việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày hư vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này. Ngoài ra đóng bỉm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản, gây tổn thương vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn, ở bé trai có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính, có tác hại cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
  1. Không vệ sinh thay tã
Bé cần Mẹ rửa vệ sinh trong mỗi lần thay tã
Các Mẹ thường hay nghĩ  rằng nước tiểu của bé đã được bỉm hút hết nên không cần rửa vệ sinh. Khi bé ị, mẹ chỉ cần sử dụng giấy ướt là đủ đó là những suy nghĩ sai lầm dễ dẫn đến nhiều bệnh về da của trẻ.
Để bỉm quá lâu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
Để bỉm quá lâu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Trong mỗi lần thay tã bỉm, Mẹ nên dùng nước ấm và sạch sẽ để rửa vệ sinh cho bé. Bé sẽ rất thích thú và thoải mái. Đây cũng là cách phòng chống các loại vi khuẩn gây hại cho làn da mỏng manh của bé.
Lưu ý cho các Mẹ nà: sau khi rửa vệ sinh, mẹ nên lau khô và bôi một lớp kem chống hăm mỏng trước khi mặc tã cho bé nhé.
5. Không sử dụng kem chống hăm 

Kem chống hăm là sản phẩm cần thiết và luôn song hành cùng tã bỉm. Đây là màng chắn hữu hiệu ngăn cản da tiếp xúc với nước tiểu. Nhờ vậy, da bé sẽ được bảo vệ trong suốt thời gian đóng bỉm. Khi sử dụng kem hăm Mẹ nên lưu ý: sử dụng loại kem hăm chất lượng, chỉ nên bôi một lớp mỏng lên vùng mông, bẹn và hậu môn của trẻ. 
Ngưng sử dụng bỉm khi da bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy, khó chịu và đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa để chữa trị kịp thời./

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.